Theo phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực thuộc NASA (Mỹ), tiểu hành tinh dài khoảng 60 m. Vị trí tiếp cận gần nhất với Trái đất vào ngày 16.5 ở khoảng cách 5,6 triệu km.
Ngoài tiểu hành tinh khổng lồ nói trên, hai tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe buýt cũng sẽ sượt qua Trái đất vào ngày 17.5 với khoảng cách gần nhất là 2 triệu km.
Theo MailOnline, mặc dù có rất ít khả năng tiểu hành tinh va vào Trái đất, nhưng khả năng va chạm với tiểu hành tinh vẫn có một tỉ lệ nhất định.
Trung tâm nghiên cứu vật thể gần (CNEOS, Mỹ) là nơi theo dõi các tiểu hành tinh, đặc biệt là các vật thể gần Trái đất (NEO). Một sao chổi hoặc tiểu hành tinh được coi là NEO nếu nó đi vào bán kính 200 triệu km tính từ mặt trời. Phần lớn các NEO này là các tiểu hành tinh có chiều dài từ 3m đến 40km.
Vào năm 2013, một vật thể vũ trụ dài khoảng 55m đã biến thành một quả cầu lửa phát nổ trên bầu trời vùng Chelyabinsk, Nga. Tốc độ của quả cầu lửa đó vào khoảng 54.000 km/h, gấp 44 lần vận tốc âm thanh.
Vật thể phát nổ ở độ cao khoảng 15 km đến 25 km so với mặt đất, giải phóng nguồn năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ.