Cá biết đau không? Dự kiến cấm trò chơi vớt cá vàng tại chợ đêm

Cá biết đau không? Dự kiến cấm trò chơi vớt cá vàng tại chợ đêm


Trò chơi vớt cá vàng tại các chợ đêm liệu có gây đau đớn cho cá hay không vẫn là điều gây nhiều tranh cãi, gần đây Uỷ ban Nông nghiệp Đài Loan đưa ra dự báo, sẽ sửa đổi luật để nghiêm cấm các hành vi như chơi vớt cá, chơi trò chơi dùng động vật làm quà thưởng tại các chợ đêm, nhưng sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các chủ kinh doanh, Uỷ ban Nông nghiệp lại nói khác đi rằng, lần sửa đổi này chỉ áp dụng đối với động vật có vú nên không bao gồm cá.

Dự kiến cấm trò chơi vớt cá vàng, người kinh doanh phủ nhận ngược đãi cá

Ủy ban Nông nghiệp thông báo sẽ sửa đổi Luật Bảo vệ động vật, theo đó sẽ cấm các hành vi trao đổi, tặng động vật với mục đích kinh doanh hay trò chơi, nhưng người kinh doanh vô cùng lo lắng vì lệnh cấm trò chơi vớt cá vàng là khá đột ngột, sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, cũng nhấn mạnh cá vàng là công cụ kiếm tiền của họ, nên được chăm sóc rất cẩn thận, nếu cấm với lý do ngược đãi thì thực sự hơi thái quá.

Ông Tăng // Chủ kinh doanh trò chơi vớt cá vàng ở chợ đêm Shi-lin
Mọi người có chăm sóc cá mà, chúng là công cụ kiếm tiền của chúng tôi,
(Ông sẽ đặc biệt chăm sóc cá chứ?)
(Quan tâm chúng có thoải mái hay không?) Đúng vậy.

Học giả: quan tâm động vật thủy sinh là xu thế toàn cầu

Tuy nhiên Ủy ban Nông nghiệp sau đó lại thay đổi cách nói rằng sửa đổi luật sẽ không ảnh hưởng đến người kinh doanh tại chợ đêm, nhưng các đoàn thể bảo vệ động vật kịch liệt phản đối và cho rằng Ủy ban Nông nghiệp không hề quan tâm đến phúc lợi của các loài động vật thủy sinh. Có học giả cho rằng, quan tâm đến phúc lợi của động vật thủy sinh đã là xu thế toàn cầu, người tiêu dùng cần ý thức được rằng quyền động vật của các loài cá chưa được xem trọng trong suốt quá trình từ sinh sản, vận chuyển đến tiêu thụ, nên đã tạo ra tác động tiêu cực.

Phó Giáo sư Hoàng Chi Dương // Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Hải Dương
Ví dụ như đuổi bắt hay là dùng vợt vớt,
những điều này thực ra theo nhiều mức độ khác nhau sẽ gây nên
cảm giác lo sợ hoặc là tác động đến động vật.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh loài cá cũng biết đau

Hội nghiên cứu xã hội loài vật cho biết, nghiên cứu khoa học đã chứng minh cá cũng có cảm giác đau, do đó Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) năm 2008 đã công bố Luật bảo vệ sức khỏe cho động vật thủy sinh, nhằm đảm bảo quyền động vật cho loài cá nuôi và các quy định về vận chuyển và giết mổ nhân đạo. Phó giáo sư Viện nghiên cứu sinh vật biển Đại học Hải Dương ông Thiệu Dịch Đạt chỉ ra rằng, định nghĩa về “cảm giác đau” trong khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi, ông cho rằng có thể quan tâm đến phúc lợi của động vật là điều lý tưởng nhất, nhưng muốn thúc đẩy chính sách nào đó, thì cần phải có sự đồng thuận trong xã hội.

 

專題|改造地獄路 台灣行人路為何難行?



Latest articles

Related articles